Nội dung lý thuyết[1] Kinh_tế_học_phúc_lợi

Theo lý thuyết của kinh tế học phúc lợi, chất lượng của hoạt động kinh tế được xem xét dưới góc độ bình đẳng và hiệu quả. Sự bình đẳng theo chiều ngang xuất hiện khi sự bình đẳng dành cho những người giống nhau. Còn sự bình đẳng theo chiều dọc được dành cho những người khác nhau để khắc phục hậu quả của sự khác biệt bẩm sinh.

Để tính được hiệu quả kinh tế và chất lượng đời sống, các nhà kinh tế học sử dụng cái gọi là phúc lợi kinh tế ròng. Người ta tìm cách đánh giá tổng sản phẩm quốc dân một cách chính xác hơn bằng cách loại trừ những sai sót như khoản quan trọng của tiêu dùng "thực sự" (thời gian nhàn rỗi) và các khoản không phải là tiêu dùng (dành cho quốc phòng, những sự việc đáng tiếc...).